Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! F6840c11

Trang ChínhTrang Chính   Shop  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào bạn, khách viếng thăm !
Đăng Ký
:: Quên mật khẩu ::



Trang 1 trong tổng số 1 trang
Share|

Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap12Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap13
badboy006
badboy006
Thông tin thành viên :
Click !
Nam
Tuổi : 31
Posts Posts : 157
Points Points : 398
Thanked Thanked : 14
Join date14/01/2011
Birthday Birthday : 15/08/1992
Đến từ Đến từ : rus
I'm I'm : 18
avatar-dulieu : 50,11824|49,10923|64,12636
Nam Tuổi : 31
Posts Posts : 157
Points Points : 398
Thanked Thanked : 14
Join date14/01/2011
Birthday Birthday : 15/08/1992
Đến từ Đến từ : rus
I'm I'm : 18
avatar-dulieu : 50,11824|49,10923|64,12636
   

Shop Avatar
Bài gửiTiêu đề: Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 8:12 am

Tiêu đề: Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New!
---------------------------------------------------
Cho Ðiểm Chủ Ðề Này
Những án văn bất đắc kỳ tử của nhưng văn sỷ lẫy lừng tăm tiếng:
Đề 1:
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ
phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy
xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi
công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và
đi theo con đường Cách Mạng."

Đề 2:
"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho
chúng ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "...
Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào
một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng
ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường
Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện
và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

Đề 3:
"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra,
quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha
phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày
7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng
nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông
cảm)"

Đề 4:
"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN,
ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích
nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần
chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán
con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

Đề 5:
"Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng
hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là
tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều
ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng
không nổi..."

Đề 6:
"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các
tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ
không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền
giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm
quốc khánh phụ nữ.."

Đề 7:
"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có
bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không
sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng
lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

Đề 8:
"Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức
mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh
của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác
quân ta"

Đề 9:
"Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến
chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của
người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống
đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh
gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một
chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc
mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân
mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy
chứng minh nhân dân cũng không có..."

Đề 10:
"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì
sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã
chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành
thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải
thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ
thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào
mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và
chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram
thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."



Cái này là do các thầy cô chấm bài ghi lại

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi
thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt
dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau
đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo
đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A
phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá
trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành
lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống
rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em
cảm ơn)

“Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà
khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ
cắt dây trói”.

“ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng
trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm
nhân dân ta trong bể máu”.
Những lời van xin khổ sở
- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới
năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô
ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ
nữa”.

giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa
thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y
chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài
Tây Tiến”.


1. “Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta
tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới
lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con
người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi
không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”.
Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!

2. Bài thơ "Chiều tối" của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:
"Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi"của Bà huyện Thanh Quan.

Nhưng so sánh, ta thấy rõ chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du, và càng
khác hơn chim Bà huyện Thanh Quan. Chim Bà huyện thì tự nhiên mỏi, còn
chim Bác Hồ là con chim phi thường, nó mỏi có mục đích "chim mỏi về rừng
tìm chốn ngủ".

3. Qua bài thơ "Chiều tối", ta thấy Bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm.

Làm sao Bác biết chim mỏi,nó nói với Bác chăng?
Không, nó không nói với Bác, mà chỉ cần nhìn Bác cũng biết nó mỏi.

4. Vào cái đêm trăng sáng, Chí Phèo đi gặp Thị Nở trong vườn chuối. Chí
ôm chặt Thị và định giở trò. Lúc đầu Thị Nở cũng định phản ứng, nhưng
rồi thấy xung quanh vắng vẻ, mà Chí lại ôm chặt quá, nên rồi Thị
cũng...mặc kệ.



Giáo viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chấm thi môn văn. Có rất nhiều bài văn của TS cười ra nước mắt.

TT - Một lần nữa những áng văn của các cô tú, cậu tú lại khiến nhiều
người sửng sốt vì lỗi chính tả, suy diễn, hổng kiến thức và cả "viết mà
không biết viết gì"... Điều đó ít nhiều phản ánh thực trạng dạy và học ở
bậc phổ thông hiện nay với những bài văn thật... dễ sợ và vì sức “sáng
tạo” của những cô tú, cậu tú đáng quan ngại vô cùng...

Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2006 đã vào giai đoạn cuối của quá trình chấm thi
và tình trạng thí sinh (TS) viết văn như nói, viết sai chính tả vẫn phổ
biến. Thậm chí bài làm của một bộ phận khá lớn TS còn bi thảm hơn nhiều.

Nhà văn mê... phụ nữ (!)

Thật không thể liệt kê hết các lỗi chính tả mà TS mắc phải trong bài
làm. Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (ở một hội
đồng khác) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông
sai chính tả đến không thể chấp nhận.

Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài
thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào
mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”.

Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của
Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi
mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một
TS dự thi khối D.

Chính tả viết không đúng thì việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai
cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần 100 lỗi dạng
này. Tôi rợn mình khi đọc những từ mà TS dùng để viết trong bài: Mị có
sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng
giống họ, cũng mê Mị... (?!).

Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô
Mị xinh đẹp như thế mà TS lại nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá
hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người
không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài
của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một TS tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình
trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt
về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã
man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con
nhà Bá Kiến.

TS khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ
bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa .. (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy
vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà
Bá Kiến , đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói
về Chí Phèo).

Lỗi phổ biến nhất vẫn là sai về kiến thức. Các TS không ngần ngại khi
cho rằng: nhà văn Tô Hoài là gương mặt quen thuộc của phong trào Thơ
mới; “Tiếng hát con tàu” là bài thơ viết về chuyến tàu ra đi tìm đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hoặc ca ngợi những người thủy thủ anh dũng
sẵn sàng lái tàu vượt đại dương đưa con người ra khơi đánh cá; Chế Lan
Viên thật giỏi khi tự mình lái chiếc tàu vào Tây Bắc chở bộ đội đi đánh
giặc giải phóng quê hương cách mạng; bố của Mị vay tiền nặng lãi để cưới
vợ giàu sang mà không lo làm ăn nên mắc nợ, Mị phải đi chăn ngựa để
trả; A Phủ đi chăn trâu để ăn lúa nhà bá hộ nên bị bắt trói vào vũng lầy
đầy đỉa (Ôi!).

Cũng có nhiều đoạn văn của TS đọc mãi mà tôi chẳng hiểu viết gì. Đơn cử
đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày
giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm
Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của
ông.

Còn cuộc tình của Mị được một TS kể lại như một câu chuyện thời hiện
đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị
được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được
chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về
nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa
bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...

TS khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào
yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạng khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào
ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em
còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm...

“Em đâu có muốn...”

Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ
nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này:
Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước.
Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi
người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả
cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, TS đã viết về hình ảnh
con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có
nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không
còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông
đã mơ ước thay cho nhiều người...

Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần TS quả quyết Xuân
Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ
nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”.

Có đến hàng mấy chục TS gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương
trình THPT phần Xuân Diệu HS được học nhiều tiết nhất trong số các nhà
thơ (một bài khái quát tác giả, ba bài thơ tiêu biểu).

Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các TS còn tỏ ra “thông minh”
khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy
câu sau đây được TS đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế
này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa
gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho
có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày
tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một TS thật tình rằng: “Cô ơi!
Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em
nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì
không học gì nên một TS đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao
định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét
túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần
này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy!”. Một TS than
thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi
mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”.

Văn chương thế này mà không rớt mới lạ!

NGUYỄN VĂN CẢI
(giám khảo môn văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
From Tuoi tre ONLINE



Những bài tập làm văn... dựng tóc gáy

"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc
chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném
nó què chân".

Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá
trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như:
"Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn
"Tả con gà nhà em".

Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm
xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong
nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà
mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông
điện cắt đột xuất).

Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì
tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em
là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).

Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc
Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến
cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và
rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng
này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu
triền miên ở xung quanh.

Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này:
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám
hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng
im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì
ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".

Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh
"tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp
xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà
rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa.
Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp
bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra
xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám
xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô
bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ
hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn,
không dám chửi lại".

Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ.
Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý
thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã
tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em
chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu
bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho
thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn
bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".



Tài sản: badboy006
Chữ Ký: badboy006
Về Đầu Trang
Go down

Chia sẻ
Add to Tagvn  Add to Linkhay  Add to TrumSEO  Add to Sig  Add to VietKick  Add to Buzz  Add to Google Buzz  Add to Facebook    

¨‘°ºO(¯°•. Xem tiếp 1 số bài viết cùng chuyên mục!.•°¯)Oº°‘¨

Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap10Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap13
Bài gửiTác giảTrả lờiLượt xemNgười gửi cuối


Trang 1 trong tổng số 1 trang

Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Trả lời nhanh

Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap10Những bài văn củ chuối nhất thời đại! New! Collap13
-Khách viếng thăm vui lòng đăng nhập để có thể trả lời bài viết!
-Quyền hạn trong chuyên mục:
Bạn không có quyền gửi chủ đề mới
Bạn không có quyền sửa bài viết của mình
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  » Yêu cầu viết bài bằng tiếng việt có dấu!
  » Không spam, đăng ảnh đồi truỵ hay sử dụng từ ngữ vô văn hoá!
  » Không gây xích mích, vui lòng tôn trọng thành viên khác!
  
  
Liên hê với chúng tôi | Http://ClubTeen9x.net |Trên lên trên
Diễn đàn sáng lập bởi: Mr.Ben
Diễn đàn phát triển bởi: Toàn bộ thành viên diễn đàn
Ðịa chỉ Mạng: ClubTeen9x.net
Ðiện thoại: 01228397557 - Email: nhocpro_clubteen9x@yahoo.com
Website Http://ClubTeen9x.net
Skin rip By Việt K
Powered by phpBB2® Version 2.0
Copyright © 2011, FORUMOTION - ClubTeen9x.net
Support by Forumotion. Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên
với độ phân giải 1024x768 trở lên.

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất