[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen F6840c11

Trang ChínhTrang Chính   Shop  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào bạn, khách viếng thăm !
Đăng Ký
:: Quên mật khẩu ::



Trang 1 trong tổng số 1 trang
Share|

[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn [S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap12[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap13
mrsky
mrsky
Thông tin thành viên :
Click !
Nam
Tuổi : 33
Posts Posts : 721
Points Points : 1648
Thanked Thanked : 32
Join date14/12/2010
Birthday Birthday : 29/11/1990
Đến từ Đến từ : Hưng Yên
I'm I'm : 26
Status : bt
Job/hobbies : Sở Thích : Nghe Nhạc và đọc tryện
avatar-dulieu : 50,11824|49,10923|64,12636
Nam Tuổi : 33
Posts Posts : 721
Points Points : 1648
Thanked Thanked : 32
Join date14/12/2010
Birthday Birthday : 29/11/1990
Đến từ Đến từ : Hưng Yên
I'm I'm : 26
Status : bt
Job/hobbies : Sở Thích : Nghe Nhạc và đọc tryện
avatar-dulieu : 50,11824|49,10923|64,12636
   

Shop Avatar
Bài gửiTiêu đề: [S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen [S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 8:06 am

bt
Tiêu đề: [S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen
---------------------------------------------------
Cho Ðiểm Chủ Ðề Này
[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen T74

Vào một ngày nọ của hai năm về trước, tôi lái chiếc xe máy mới mua từ ngoại ô vào, cơ quan tôi nằm trong thành phố.

Đúng
lúc đi đến đường Đức Thuận ở quận Tân Hoa, tôi gặp một trận hỏa hoạn
xảy ra tại một khu nhà tập thể. Hình như ngọn lửa bốc lên từ tầng 9,
khói đen mù mịt tỏa ra từ ô cửa sổ, lúc tôi đến đó ngọn lửa đã lan rộng
ra các căn hộ khác.

Từ xa tôi nhìn thấy thấp thoáng mấy viên
cảnh sát cứu hỏa, họ đứng từ trên đỉnh tòa nhà và thả dây thừng xuống
tầng 9, giải cứu cho từng người qua ô cửa sổ. Đúng là một tin rất nóng
bỏng, tôi vội lôi ngay chiếc máy ảnh thường xuyên đem theo bên người và
chụp ngay mấy tấm ảnh cảnh sát cứu hỏa cứu dân.

Về nhà tôi đã đi
rửa mấy tấm ảnh đó, trong đó có một tấm ảnh chụp cảnh viên cảnh sát
người thắt dây an toàn lơ lửng trong không trung đang lôi một em bé gái
khoảng ba bốn tuổi trong đám khói đen dày đặc ra khỏi hiện trường.

Toàn
cảnh bức ảnh đều rất đẹp, duy nhất chỉ có một điểm không được như ý là ở
góc ảnh xuất hiện một đôi bàn tay đen vì bị khói hun, làm xấu cả bức
ảnh. Thấy vậy tôi đã dùng photoshop xử lí một chút, xóa đôi bàn tay đen
đó đi và gửi tấm ảnh cho tòa soạn báo của thành phố.

Mấy hôm sau,
trang đầu tờ báo thành phố đã cho đăng tấm ảnh tôi chụp đó, còn có thêm
hàng chữ thuyết minh “giữa lúc lâm nguy thấy anh hùng”, kèm theo còn có
một bài viết tuyên dương, ca ngợi tinh thần quả cảm, anh dũng của cảnh
sát cứu hỏa thành phố.

Không ngờ tấm ảnh tôi chụp trong lúc vô
tình đó đã gây được ảnh hưởng lớn trong thành phố. Sau đó không lâu lại
được phóng to và dán ở bản tin tuyên truyền của ủy ban nhân dân thành
phố, trở thành một tác phẩm điển hình nêu gương người tốt việc tốt.

Ngay
sau đó, biên tập viên của tờ báo đã gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Bức
ảnh anh chụp đã gây được ảnh hưởng lớn trong dân chúng, tòa soạn đang
chuẩn bị gửi đi tham gia cuộc triển lãm ảnh báo chí của tỉnh, rất có hi
vọng là sẽ đoạt giải, anh rửa thêm vài tấm nữa nhé”.

Tôi nói: “Cảm ơn cậu nhé. Nếu đạt giải thật thì tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa ở nhà hàng Yến Xuân”.

Sau
đó nửa tháng, vào một buổi chiều, tôi dắt xe máy ra khỏi chỗ để xe của
cơ quan, chuẩn bị ra ngoài có việc thì phát hiện bánh xe đã xẹp lép
không còn chút hơi nào. Bực mình tôi chửi thầm, chất lượng sản phẩm bây
giờ tệ quá, xe mới mua mà đã thủng săm. Không còn cách nào khác, tôi
đành phải dắt xe ra ngoài để vá.

Hôm sau, vừa dắt xe ra ngoài
cổng công ty, tôi lại phát hiện ra xe bị hết hơi. Tình hình sau đó còn
tệ hại hơn, cứ dăm ba hôm xe tôi lại bị người ta chọc thủng lốp. Không
biết ai có thù oán gì với tôi mà cứ nhằm bánh xe tôi mà chọc nhỉ?

Tôi
quyết tâm sẽ phải tìm ra thủ phạm. Và thế là tôi chọn một vị trí ngồi
rất hợp lí trong phòng làm việc, vừa viết bài vừa theo dõi nhà để xe.
Hai ngày liên tục, không phát hiện ra đầu mối gì, đến ngày thứ ba, vẫn
chưa bắt được kẻ đã chọc thủng săm xe.

Đến chiều, trời bắt đầu
có mưa lất phất. Tôi nghĩ, trời mưa thế này, chắc nó chẳng đến đâu. Đang
định quay người bỏ đi thì tôi nhìn thấy một cậu bé ăn mặc nhem nhuốc
lén lút mò vào nhà để xe. Nhìn thấy bốn xung quanh không có ai, nó lôi
ngay ra một cái dùi và chọc thẳng vào lốp sau xe máy của tôi mấy nhát
với vẻ rất căm hận.

Lốp xe vừa mới vá, giờ lại bẹt dí. Tôi định
hô lớn, nhưng lập tức kìm ngay lại. Tôi không hiểu, tôi và cậu bé này từ
trước tới nay không hề quen biết, tại sao cậu ta lại có thù oán với
tôi. Và thế là tôi quyết định sẽ đi theo cậu bé, xem rốt cuộc đã xảy ra
chuyện gì.

Tôi thấy cậu bé đi dọc theo đường Thủy Tuyền một đoạn
rồi rẽ vào một quầy thuốc. Mấy phút sau lại thấy nó đi ra, tay ôm một
gói thuốc Bắc trước ngực. Để tránh cho mưa không làm ướt gói thuốc, nó
cúi đầu gằm xuống cố để che cho kín. Khi đi qua tấm bản tin tuyên truyền
của UBND thành phố, nó nắm một nắm bùn rồi ném thẳng lên tấm kính có
bức ảnh tôi chụp.

Hình như chưa hả giận, nó còn xì mũi rồi vẩy
ngay lên đó. Rồi nó lại tiếp tục đi, đi qua một đoạn đường khá xa mới rẽ
vào một dãy nhà lụp xụp. Tôi biết khu này, chỗ này phần lớn chỉ tập
trung người ngoại tỉnh đến thành phố làm thuê hoặc công nhân thất
nghiệp.

Cậu bé đẩy tấm cửa rào và bước vào sân, đó là một khoảnh
sân cũ nát, chứa toàn đồ phế liệu nhặt trên phố, lon bia, sắt vụn, vải
nhựa...Nhìn ngôi nhà nhỏ trong sân đó, ít nhất cũng đã phải có từ mấy
chục năm, cột nhà bị khói hun đen bóng...

Tôi đẩy cửa vào thì
thấy cậu bé đang lom khom bên bếp lò, bàn tay nhỏ đen đuốc gầy gò đang
quạt lò bằng cái quạt mo. Mùi thuốc Bắc tỏa khắp nhà, nằm trên giường là
một người đàn ông độ tuổi trung niên người gầy như que củi, có một cô
bé chừng bốn năm tuổi đang cho ông ta uống thuốc. Phòng ốc bừa bộn vô
cùng.

Thấy tôi bước vào, cậu bé tỏ rõ vẻ sợ hãi, theo bản năng
cậu ta lùi ngay vào góc tường. Nhìn thấy tôi, người đàn ông đó gắng sức
ngồi dậy, gương mặt xanh xao cố nở một nụ cười, ông ta nhìn tôi rồi bảo,
“anh vào đi, mời anh ngồi”.

Tôi thực sự không tìm được chỗ nào
để ngồi, nhưng rồi cũng đành ngồi lên một chiếc hòm cũ kĩ. Người đàn ông
nhìn cậu bé đang đứng ở góc tường, dường như hiểu ra được điều gì: “Có
phải thằng Cường lại gây sự gì ở ngoài rồi không?”.

Đúng là tôi
định tìm cha mẹ cậu bé để mách tội, để họ phải chú ý giáo dục con. Nhưng
đứng trước hoàn cảnh này, tôi cố gắng kìm chế vẻ bực mình và bảo:
“Không, không có gì đâu”.

“Thế thì tốt, thế thì tốt. Tôi cũng chẳng sống được mấy ngày nữa, chỉ khổ nó thôi”.

“Mẹ bọn trẻ đi đâu rồi bác?”.

“Chết
rồi. Chết trong vụ hỏa hoạn năm kia. Nghe nói có một anh nhà báo có
chụp một bức ảnh, trong đó có đứa con gái của bà ấy”. Người đàn ông đưa
mắt nhìn đứa con gái, cô bé sụt sịt vừa khóc vừa kể: “Vụ cháy đó là do
cháu gây nên. Cháu thấy đói, bố cháu lại không làm được việc gì, cháu đã
tự bật bếp nấu mì tôm ăn. Thế là lửa cháy lan ra”. Lời kể non nớt của
cô bé tỏ rõ sự ân hận, tự trách.

“Mẹ về đến nhà thì lửa đã lan
ra rộng lắm rồi. Mẹ cháu đưa bố và anh ra ngoài cửa sổ trước, rồi lại
lôi cháu từ góc tường ra ngoài và giao cho các chú cảnh sát, nhưng sau
đó mẹ cháu không ra ngoài được nữa. Vì cứu cháu mà mẹ cháu phải chết,
cháu đã hại chết mẹ!”. Nghe cô bé kể mà tim tôi đập thình thịch.

Người
đàn ông hình như đã chai sạn với mọi thứ, ông ta thở dài rồi nói: “Bà
ấy là mẹ đẻ của con bé này, là mẹ hai của thằng Cường. Bình thường thằng
Cường chỉ thích gây chuyện với hai mẹ con nó, nhưng giờ thì ổn rồi, nó
rất thương em, cũng coi như mẹ nó đã xả thân một lần để cứu nó”.

Trên
bức tường đối diện là bức ảnh chụp cả gia đình, xộc xệch, nghiêng ngả.
Người phụ nữ trong ảnh tầm tuổi trung niên, trông chị rất bình thường,
nếu gặp trên đường sẽ thấy chị thật sự không có gì nổi bật. Nhưng trong
khoảnh khắc ngàn cân treo sợi tóc đó, chị đã mang hi vọng sống đến cho
người có quan hệ ruột thịt và cả người không có quan hệ ruột thịt với
mình.

Người đàn ông ngừng một lát rồi nhìn tôi bằng ánh mắt nghi
ngờ, anh đến đây chắc chắn là phải có việc gì. Cậu bé tên Cường nhìn tôi
với ánh mắt lo lắng, chờ đợi, hình như cậu định nói gì đó, nhưng mở
miệng ra lại thôi. Tôi biết, cậu ta là chỗ dựa duy nhất cho cả gia đình,
tôi không thể kể việc cậu đã làm cho bố cậu biết. Em gái cậu còn quá
nhỏ, chưa hiểu gì, còn bố cậu cũng đã quá mệt mỏi rồi.

Tôi do dự
một lát và nghĩ ra một kế rồi bảo, “Cường trong lúc nhặt phế liệu đã
nhặt được của rơi và trả lại người mất. Tôi đến đây để cảm ơn em và
bác”. Người đàn ông gật đầu với vẻ hài lòng, “nhà này bây giờ chỉ dựa
vào đồng tiền nhặt phế liệu của nó để sống cho qua ngày mà thôi”.

Tôi rời khỏi ngôi nhà đó mà lòng nặng trĩu. Mưa vẫn rơi tí tách như nước mắt của cô bé em gái Cường.

Đột nhiên, có tiếng người gọi với theo tôi: “Chú ơi, chú đợi cháu”.

Quay
đầu lại, hóa ra là Cường đang chạy theo tôi. Cậu ta dúi nắm tiền vào
tay tôi và bảo: “Tiền của chú, cháu không thể lấy. Cháu có tiền, tiền
cháu kiếm cũng đủ tiêu cho cả nhà rồi. Tháng này cháu còn tiết kiệm được
121 tệ 4 hào 5 xu nữa. Lúc đầu cháu rất hận chú, bây giờ thì cháu đã
hiểu, chú là người tốt!”.

Tôi xoa đầu Cường và bảo: “Cường, cháu
không sai, nếu chú là cháu, không những chú sẽ chọc thủng mà còn chọc
nát cả săm xe ấy chứ”. Cường cười ngượng nghịu và tiếp tục giải thích,
“Tấm ảnh và bài viết tuyên truyền trong thành phố đó, không hề nhắc đến
tên mẹ cháu, mẹ cháu mới là anh hùng thực sự! Bọn cháu gọi điện cho cảnh
sát cứu hỏa, một tiếng sau họ mới đến. Nếu họ đến sớm hơn thì mẹ cháu
đã không chết”. Trong làn mưa, tôi không thể nói gì hơn, đây là nguyên
nhân khiến Cường tìm cách trả thù tôi.

Ngừng một lát, Cường nói với tôi bằng giọng cầu khẩn: “Cho cả mẹ cháu vào nữa, được không chú?”. Tôi gật gật đầu.

“Chú có thể giúp cháu được gì không? Cứ nói đi, đừng ngại, cháu là một đứa bé ngoan”.

“Chú
tìm cho em gái cháu một gia đình nhận nuôi nó, em cháu ngoan lắm. Cháu
sợ là cháu không nuôi nổi em gái cháu nữa”. Tôi lại gật gật đầu. Thấy
vậy Cường nở một nụ cười tươi rói, rồi cậu cảm ơn tôi và biến mất trong
làn mưa.

Về đến nhà, tôi đã rửa lại tấm ảnh đó và giữ nguyên ảnh
gốc, đôi bàn tay bị khói hun đen đó đã trở thành tiêu điểm của bức
tranh, tôi đặt tên cho bức ảnh là: “Sự lựa chọn của mẹ”.



Tài sản: mrsky

Tài sản
.: Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
Danh vọng Danh vọng:
[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Img_le10100/100[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Img_ba10  (100/100)
Sinh lực Sinh lực:
[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Img_le10-1100/100[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Img_ba10  (100/100)
Chữ Ký: mrsky
Về Đầu Trang
Go down

Chia sẻ
Add to Tagvn  Add to Linkhay  Add to TrumSEO  Add to Sig  Add to VietKick  Add to Buzz  Add to Google Buzz  Add to Facebook    

¨‘°ºO(¯°•. Xem tiếp 1 số bài viết cùng chuyên mục!.•°¯)Oº°‘¨

[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap10[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap13
Bài gửiTác giảTrả lờiLượt xemNgười gửi cuối


Trang 1 trong tổng số 1 trang

[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Trả lời nhanh

[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap10[S-MOD]Đôi bàn tay bị hun khói đen Collap13
-Khách viếng thăm vui lòng đăng nhập để có thể trả lời bài viết!
-Quyền hạn trong chuyên mục:
Bạn không có quyền gửi chủ đề mới
Bạn không có quyền sửa bài viết của mình
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  » Yêu cầu viết bài bằng tiếng việt có dấu!
  » Không spam, đăng ảnh đồi truỵ hay sử dụng từ ngữ vô văn hoá!
  » Không gây xích mích, vui lòng tôn trọng thành viên khác!
  
  
Liên hê với chúng tôi | Http://ClubTeen9x.net |Trên lên trên
Diễn đàn sáng lập bởi: Mr.Ben
Diễn đàn phát triển bởi: Toàn bộ thành viên diễn đàn
Ðịa chỉ Mạng: ClubTeen9x.net
Ðiện thoại: 01228397557 - Email: nhocpro_clubteen9x@yahoo.com
Website Http://ClubTeen9x.net
Skin rip By Việt K
Powered by phpBB2® Version 2.0
Copyright © 2011, FORUMOTION - ClubTeen9x.net
Support by Forumotion. Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên
với độ phân giải 1024x768 trở lên.

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất